Sinh non ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không chỉ khi mới chào đời mà còn lâu dài về sau. Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 150.000 bé được sinh non mỗi năm.
1/ Thế nào là trẻ sinh non?
Trẻ ra đời trước ngày dự sinh 3 tuần trở lên gọi là trẻ sinh non. Thường trẻ được sinh vào tuần thai thứ 37 hoặc sớm hơn.
Trẻ sinh non được phân thành 3 nhóm:
- Trẻ sinh non sớm, sinh trước tuần thai thứ 26.
- Trẻ sinh non, sinh ra từ thai thứ 32 đến 35.
- Trẻ sinh non muộn, sinh từ tuần thai 35 đến 37.
May mắn là hầu hết các ca sinh non đều ở nhóm 2 và 3. Nghĩa là cơ hội sống của trẻ cũng cao hơn.
Trẻ sinh non thường được nuôi trong lồng ấp thời gian đầu
2/ Nguyên nhân gây sinh non
Có nhiều nguyên nhân gây sinh non. Chia làm hai nhóm nguyên nhân chính, nguyên nhân thuộc về mẹ và nguyên nhân thuộc về thai nhi.
3/ Nguyên nhân thuộc về mẹ:
Trong những trường hợp sau mẹ thường sinh non.
- Mẹ bị mắc một số bệnh như viêm gan siêu vi B, viêm thận, các bệnh về tim, tiểu đường, cường giáp, tăng huyết áp, rubella, thiếu máu hay một số bệnh mạn tính khác.
- Mẹ hút thuốc lá hay thụ động hít khói thuốc cũng có nguy cơ sinh non. Mẹ uống rượu bia cũng có nguy cơ này.
- Mẹ quá nặng cân hay quá gầy yếu, mang thai khi còn quá nhỏ (dưới 15 tuổi) hay đã quá lớn (trên 40 tuổi).
- Mẹ bị trầm cảm nặng, không được chăm sóc trong thai kỳ tốt, quan hệ tình dục quá đà…
- Mẹ mang thai có ít nước ối hay mang đa thai.
- Mẹ mang thai cách nhau quá gần giữa các lần sinh con.
- Mẹ có tiền sử sinh non.
4/ Nguyên nhân từ thai nhi:
- Thai nhi bị khuyết tật.
- Thai nhi được thụ tinh trong ống nghiệm.
- Đa thai.
5/ Dấu hiệu sinh non
Khi phát hiện các dấu hiệu sinh non mẹ nên nhanh chóng gặp bác sĩ
Khi bắt gặp các dấu hiệu sau mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được y bác sĩ chăm sóc. Đây là các dấu hiệu cho thấy mẹ sinh non:
- Đau lưng, đặc biệt là phần dưới lưng. Các cơn đau liên tục và không thuyên giảm dù mẹ đã cố gắng thay đổi tư thế hay xoa bóp để giảm đau.
- Các cơn gò tử cung xuất hiện khoảng 10 phút 1 lần hoặc thường xuyên hơn..
- Bụng dưới đau như khi mẹ đau bụng kinh.
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều. Áp lực lên khung xương chậu và âm đạo tăng dần. Có thể xuất hiện máu ở âm đạo.
- Mẹ có thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa hay tiêu chảy.
Nếu các dấu hiệu không rõ ràng, thì nhiều nhất sau 8 giờ mẹ cần gặp bác sĩ để được thăm khám.
6/ Kiểm tra cơn gò tử cung đặc trưng của sinh non
Một trong những dấu hiệu rất đặc trưng của sinh non là các cơn gò tử cung. Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn với các cơn gò tử cung giả Braxton Hicks, mẹ nên làm theo các bước sau:
- Đặt tay ở phần dưới bụng.
- Bụng gồ lên và giãn ra là dấu hiệu cho thấy đây là một cơn gò tử cung.
- Ghi lại mốc thời gian các cơn gò.
- Xoa dịu các cơn gò bằng cách đổi tư thế, nghỉ ngơi và uống một cốc nước.
- Nếu các cơn gò cách nhau khoảng 10 phút hoặc thường xuyên hơn thì đây chính xác là các cơn gò chuyển dạ sinh non. Mẹ cần được bác sĩ kiểm tra ngay.
7/ Ứng phó với sinh non
Ngay khi xác định được các dấu hiệu chuyển dạ. Mẹ nhập viện và sẽ được kiểm tra theo các trình tự sau đây:
- Thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh và các loại thuốc đã dùng trong thai kỳ nếu có.
- Đo nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể. Đo tim thai và xác định các cơn gò.
- Kiểm tra fibronectin bào thai để biết chắc nguy cơ sinh non.
- Thăm dò độ mở của cổ tử cung.
Nếu kết quả cho thấy chính xác mẹ bầu đang chuyển dạ thì bác sĩ sẽ làm thủ tục nhập viện cho mẹ sinh ngay. Đồng thời sẽ truyền dịch và làm dịu các cơn gò tử cung bằng thuốc đồng thời tiêm thuốc thúc đẩy sự phát triển phổi của thai nhi và tiêm cho mẹ kháng sinh.
Sau đó, mẹ sẽ sinh em bé hoặc sẽ về nhà nếu bác sĩ xác định an toàn và mẹ chưa thể sinh.
- Đau lưng, đặc biệt là phần dưới lưng. Các cơn đau liên tục và không thuyên giảm dù mẹ đã cố gắng thay đổi tư thế hay xoa bóp để giảm đau.
- Các cơn gò tử cung xuất hiện khoảng 10 phút 1 lần hoặc thường xuyên hơn..
- Bụng dưới đau như khi mẹ đau bụng kinh.
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều. Áp lực lên khung xương chậu và âm đạo tăng dần. Có thể xuất hiện máu ở âm đạo.
- Mẹ có thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa hay tiêu chảy.
Nếu các dấu hiệu không rõ ràng, thì nhiều nhất sau 8 giờ mẹ cần gặp bác sĩ để được thăm khám.
6/ Kiểm tra cơn gò tử cung đặc trưng của sinh non
Một trong những dấu hiệu rất đặc trưng của sinh non là các cơn gò tử cung. Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn với các cơn gò tử cung giả Braxton Hicks, mẹ nên làm theo các bước sau:
- Đặt tay ở phần dưới bụng.
- Bụng gồ lên và giãn ra là dấu hiệu cho thấy đây là một cơn gò tử cung.
- Ghi lại mốc thời gian các cơn gò.
- Xoa dịu các cơn gò bằng cách đổi tư thế, nghỉ ngơi và uống một cốc nước.
- Nếu các cơn gò cách nhau khoảng 10 phút hoặc thường xuyên hơn thì đây chính xác là các cơn gò chuyển dạ sinh non. Mẹ cần được bác sĩ kiểm tra ngay.
7/ Ứng phó với sinh non
Ngay khi xác định được các dấu hiệu chuyển dạ. Mẹ nhập viện và sẽ được kiểm tra theo các trình tự sau đây:
- Thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh và các loại thuốc đã dùng trong thai kỳ nếu có.
- Đo nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể. Đo tim thai và xác định các cơn gò.
- Kiểm tra fibronectin bào thai để biết chắc nguy cơ sinh non.
- Thăm dò độ mở của cổ tử cung.
Nếu kết quả cho thấy chính xác mẹ bầu đang chuyển dạ thì bác sĩ sẽ làm thủ tục nhập viện cho mẹ sinh ngay. Đồng thời sẽ truyền dịch và làm dịu các cơn gò tử cung bằng thuốc đồng thời tiêm thuốc thúc đẩy sự phát triển phổi của thai nhi và tiêm cho mẹ kháng sinh.
Sau đó, mẹ sẽ sinh em bé hoặc sẽ về nhà nếu bác sĩ xác định an toàn và mẹ chưa thể sinh.
Chăm sóc tốt thai kỳ và giữ tinh thần lạc quan là việc mẹ nên làm để hạn chế sinh non
8/ Những bất lợi cho trẻ khi sinh non
- Bé sinh non do chưa được phát triển hoàn thiện về các chức năng của cơ thể, nên cũng dễ gặp các vấn đề về sức khỏe hơn so với trẻ được sinh đủ ngày tháng.
- Một số biểu hiện ban đầu của trẻ sinh non là: nhẹ cân, dễ suy hô hấp, hệ miễn dịch yếu, khó tiêu hóa…
- Trẻ cũng dễ bị các bệnh như bệnh tim, bệnh dạ dày, võng mạc hay bị thần kinh dẫn đến rối loạn hành vi…
- Một số trẻ sinh non vì quá yếu nên có thể bị đột tử.
- Thường trẻ sinh non cần nuôi trong lồng ấp một thời gian để được theo dõi và chăm sóc cẩn thận giúp các cơ quan của trẻ phát triển hoàn thiện.
9/ Những điều mẹ nên làm để tránh sinh non:
- Khám thai đều đặn để nhanh chóng phát hiện và can thiệp nếu cơ thể có những bất thường.
- Chăm sóc thai kỳ tốt với chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý.
- Nếu xuất hiện một số chứng bệnh có nguy cơ gây sinh non mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ điều trị của bác sĩ.
- Không nên sử dụng thuốc bừa bãi và không sử dụng các chất kích thích.
- Mẹ không nên mang thai và sinh hai con quá gần nhau. Khoảng cách tốt nhất là 3 đến 5 năm.
- Không nên dùng thuốc chống suy nhược.
- Mẹ có thể dùng phương pháp ánh sáng xanh để điều chỉnh hormone melatonin và làm cho các cơn gò tử cung dẫn đến sinh non được hạn chế tối đa.
- Bé sinh non do chưa được phát triển hoàn thiện về các chức năng của cơ thể, nên cũng dễ gặp các vấn đề về sức khỏe hơn so với trẻ được sinh đủ ngày tháng.
- Một số biểu hiện ban đầu của trẻ sinh non là: nhẹ cân, dễ suy hô hấp, hệ miễn dịch yếu, khó tiêu hóa…
- Trẻ cũng dễ bị các bệnh như bệnh tim, bệnh dạ dày, võng mạc hay bị thần kinh dẫn đến rối loạn hành vi…
- Một số trẻ sinh non vì quá yếu nên có thể bị đột tử.
- Thường trẻ sinh non cần nuôi trong lồng ấp một thời gian để được theo dõi và chăm sóc cẩn thận giúp các cơ quan của trẻ phát triển hoàn thiện.
9/ Những điều mẹ nên làm để tránh sinh non:
- Khám thai đều đặn để nhanh chóng phát hiện và can thiệp nếu cơ thể có những bất thường.
- Chăm sóc thai kỳ tốt với chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý.
- Nếu xuất hiện một số chứng bệnh có nguy cơ gây sinh non mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ điều trị của bác sĩ.
- Không nên sử dụng thuốc bừa bãi và không sử dụng các chất kích thích.
- Mẹ không nên mang thai và sinh hai con quá gần nhau. Khoảng cách tốt nhất là 3 đến 5 năm.
- Không nên dùng thuốc chống suy nhược.
- Mẹ có thể dùng phương pháp ánh sáng xanh để điều chỉnh hormone melatonin và làm cho các cơn gò tử cung dẫn đến sinh non được hạn chế tối đa.
Trẻ sinh non cần được chăm sóc cẩn thận để phát triển hoàn thiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét