5 bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ nhỏ - Chăm sóc trẻ sơ sinh tốt

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

5 bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ nhỏ

Viêm họng là một bệnh rất phổ biến khi thời tiết chuyển mùa và rất nhiều người mắc phải. Bạn hãy thử quên những loại thuốc nhỏ hay ho đi mà thay vào đó là các biện pháp tự nhiên đơn giản mà hiệu quả hơn nhiều.

1. Nước muối
Đây có lẽ không phải loại thuốc tự nhiên có vị ngon hay dễ chịu nhất để điều trị bệnh đau họng nhưng nó thực sự mang lại hiệu quả rất tốt.
Tất cả những gì bạn cần làm đó là pha một thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, sau đó súc miệng với nước muối khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 20 giây.

2. Rễ cam thảo
Rễ cam thảo có vị ngọt tự nhiên vì vậy nó rất dễ uống cũng như tốt cho bệnh đau họng. Bạn có thể dễ dàng mua cam thảo tại các cửa hàng hay siêu thị.
3. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho cơ thể là một yếu tố quan trọng để tránh bị viêm họng. Cách dễ nhất bạn có thể làm tại nhà đó là uống thật nhiều nước. Bằng cách đó bạn sẽ giữ cho cổ họng mình như được bôi trơn và làm ẩm.
4. Uống trà nóng
Trà nóng là một trong những cách tốt nhất để chữa viêm họng tại nhà. Bạn có thể dùng trà thảo dược hoặc trà thông thường.
Thêm một chút mật ong và chanh sẽ tăng hiệu quả làm cổ họng bạn êm dịu. Tránh uống trà có chứa cafein bởi chúng sẽ làm cổ họng bạn khó chịu.

Các bài thuốc chữa viêm họng cho trẻ nhỏ
Bài 1: Hành 60g, gừng tươi 10g, sắc kỹ, xông miệng mũi, ngày 2 – 3 lần.
Bài 2: Hành 5g, ngâm mật ong qua đêm, lọc bỏ bã rồi pha rượu uống. Cách 2 – 3 giờ uống một lần. Ho do cúm, hen phế quản hoặc do hút thuốc lá dùng bài này có hiệu quả cao.
Bài 3: Hành tươi, tương đậu nành xào với dầu thực vật, bột gia vị ăn thường xuyên có tác dụng trị đau họng do nguyên nhân phong thấp.
Bài 4: Hành sống ăn trực tiếp, một ít giã nát đắp lên cổ có tác dụng chữa khản tiếng do viêm họng, ho nhiều
Bài 5: Tía tô, kinh giới, thạch xương bồ, xạ can mỗi vị 12g; huyền sâm, phòng sâm, đại táo, cam thảo mỗi vị 8g; lá xương sông, tang bạch bì, xa tiền thảo mỗi vị 16g; sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bên cạnh đó cần lưu ý thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân.
Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch.
Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages