Công việc hàng ngày của các bà mẹ có con nhỏ thường phải làm hiện nay là thay tã cho bé. Tưởng chừng như việc này khá đơn giản và không có gì phải suy nghĩ song liệu bạn có chắc chắn bạn đã thực hiện đúng các bước thay tã một cách an toàn và đảm bảo cho bé hay chưa. Công việc nhìn vào có vẻ dơn giản song không đơn giản như bạn vẫn nghĩ . Bởi lúc mẹ thay tã cho bé không chịu nằm yên một chỗ mà cố ngọ nguậy các tư thế khác nhau. Hôm nay chúng tôi giới thiệu mẹ 4 bước thay tã, bỉm trẻ em đơn giản song an toàn cho bé mà không phải mẹ nào cũng biết
Tã dán Pampers- Thương hiệu bỉm được các mẹ Việt ưa chuộng nhất hiện nay
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước tiên, mẹ hãy rửa sạch tay với xà bông và lau khô tay để bắt đầu thay tã cho bé.Việc vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thay tã cho bé là rất cần thiết và quan trọng bởi nó có sự ảnh hưởng trực tiếp tới chiếc bỉm bé mặc có thể là nguồn gốc của các loại vi khuẩn gây hại cho bé
- Chuẩn bị tất cả các đồ dùng trong quá trình thay tã cần sử dụng tới như khăn ẩm, kem chống hăm để không mất thời gian lục lọi đồ mỗi khi đang thay cho bé. Việc làm này cũng hạn chế thời gian bé không thể để mắt tới bé có thể bé quơ tay chân và phải đối mặt với nhiều nguy hiểm xung quanh. Đặc biệt là những ngày trời lạnh khi cởi trần bé ra mà để lâu dưới thời tiết và nhiệt độ thấp như thế bé có thể bị nhiễm lạnh gây cảm cúm , ốm ở trẻ
Bước 2: Cởi tã bẩn ra
-Lời khuyên cho các mẹ là nên cố gắng trò chuyện trong quá trình thay tã của bé để hạn chế việc bé ngọ nguậy không có thái độ hợp tác
- Từ từ nhấc 2 chân bé lên kéo chiếc quần ra, Xé miếng dính 2 bên tã bẩn bé đang mặc và cho vào túi rác để đảm bảo chất bẩn không bị dính vào người của bé
- Sử dụng tã bẩn để lau đi phần nước tiểu cũng như phân vương trên mông bé
Bước 3: Vệ sinh cho bé
- Với bé gái: Mẹ nên dùng khăn mềm nhúng vào nước và thực hiện lau nhẹ nhàng cho bé từ trước ra sau. Giúp ngăn ngừa loại bỏ mùi hôi hiệu quả ngăn chặn sự lây
- Với bé trai: Khi lau rửa cho bé, bạn nên dùng khăn phủ lên vùng kín của bé để bé không tè ngược lên trên tràn ra ngoài hoặc vọt vào mặt bạn. Sau đó, bạn lau nhẹ nhàng xung quanh vùng kín của bé. Nếu bé trai mới được cắt bao quy đầu, bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ vì bé cần được vệ sinh theo cách khác khi thay tã.
- Mỗi khi thay tã giấy cho bé, mẹ nên dùng một miếng gạc thấm nước hoặc cồn y tế lau sạch các mảng bám cứng, chất nhầy tại nơi tiếp giáp của đầu cuống rốn với da. Đến khi dây rốn rụng hẳn thì bạn mới lau cho bé bằng khăn.
Bước 4: Mặc tã giấy mới cho bé
- Sau khi đã lau rửa cho bé sạch sẽ, bạn sử dụng khăn bông mềm lau khô người bé và để yên cho da khô thoáng trong vòng vài phút
- Tiếp đến bạn có thể sử dụng kem chống hăm bôi lên quanh vùng da của bé cũng như các vùng nếp gấp rồi mới mặc cái tã mới vào cho bé. Với các bé trai mẹ nên chú ý tới bộ phận sinh dục của bé đặt cho nó chúc xuống dưới để tránh tè lên trên bỉm gây tràn bỉm
- Bó miếng dán ở hai bên ra tiếp tục mặc vào và dán lại điều chỉnh sao cho phù hợp với kích thước cơ thể của bé để bé được thoải mái. Chú ý dán kín không để lại các khe hở của bỉm
- Với các bé sơ sinh còn quá bé so với các loại bỉm bạn có thể dùng cách là gập bớt chiết bỉm cho bỉm không che quá rốn của bé. Gây hiện tượng ẩm ướt rốn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển
Lưu ý:
- Khi thay tã, bạn hãy cho bé nằm ở vị trí thoáng mát, tránh gió quá lớn với thời tiết lạnh có thể làm cho bé bị ốm nhiệt độ khoảng 28-29 độ C và không có gió lùa.
- Mẹ cần thay tã nhanh để bé không bị lạnh tuy nhiên vẫn phải đảm bảo vệ sinh 4 bước trên và luôn luôn để mắt đến bé khi thay tã.
Tham khảo thêm nhiều dòng bỉm tã Nhật được các mẹ ưa chuộng hiện nay tã Merries, tã Goon, tã Moony...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét